Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Cuong Che Hanh Chinh

Go down 
Tác giảThông điệp
vova
Thành viên
Thành viên



Nữ Tổng số bài gửi : 11
Age : 37
Quê Quán : QN
Registration date : 14/10/2007

Cuong Che Hanh Chinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuong Che Hanh Chinh   Cuong Che Hanh Chinh Icon_minitimeSun Oct 14, 2007 12:12 pm

1. Khái niệm cưỡng chế hành chính.

1.1. Khái niệm, đặc điểm.

* Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định nhằm mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia.

* Đặc điểm cưỡng chế hành chính:

- Về thẩm quyền áp dụng: Chủ yếu là cơ quan Hành chính Nhà nước;

- Đối tượng áp dụng: cá nhân, tổ chức;

- Thủ tục áp dụng: Thủ tục hành chính;

- Mục đích áp dụng: Trừng phạt, ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục hậu quả.



1.2. Các loại cưỡng chế hành chính: Căn cứ vào mục đích áp dụng có thể chia cưỡng chế hành chính thành 4 nhóm sau đây:

- Nhóm các biện pháp xử phạt hành chính (nhóm trách nhiệm hành chính);

- Nhóm các biện pháp ngăn chặn hành chính;

- Nhóm các bịên pháp phòng ngừa hành chính;

- Nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả.



2. Vi phạm hành chính - Cơ sở truy cứu trách nhiệm hành chính.

2.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính.

- Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

- Đặc điểm:

+ Là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước.

+ Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

+ Hành vi đó không phải là tội phạm (có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm).

+ Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

2.2. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính.

- Mặt khách quan của vi phạm hành chính;

- Mặt khách thể của vi phạm hành chính;

- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính;

- Chủ thể của vi phjm hành chính.



3. Trách nhiệm hành chính.

3.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính.

- Khái niệm: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước do hành vi vi phạm của mình gây ra.

- Đặc điểm của trách nhiệm hành chính:

+ Trách nhiệm hành chính chỉ phát sinh khi có vi phạm hành chính;

+ Phần lớn việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xem xét đến thiệt hại đã xảy ra hay chưa, thiệt hại xảy ra chỉ có ý nghĩa cho việc lựa chọn hình thức và mức phạt;

+ Đối tượng áp dụng: là cá nhân, tổ chức;

+ Thẩm quyền áp dụng: nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là cơ quan hành chính Nhà nước;

+ Thủ tục áp dụng: thủ tục hành chính, thủ tục này do Luật hành chính quy định;

+ Giữa người truy cứu và người bị truy cứu không có mối quan hệ phụ thuộc với nhau về mặt tổ chức;

+ Là việc áp dụng nhiều nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính.



3.2. Hình thức, biện pháp trách nhiệm hành chính.

- Các hình thức phạt chính:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Các hình thức phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

* Hình thức phạt trục xuất chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, có thể là hình thức phạt chính hoặc bổ sung.



* Ngoài các hình thức phạt chính và phạt bổ sung cá nhân, tổ chức vi phạm có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (từ điều 18 đến điều 21 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

3.3. Thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hành chính: Được quy định từ điều 28 đến điều 40 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính - Đây là thẩm quyền cá nhân.



3.4. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hành chính.

- Nguyên tắc chung (Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính);

- Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt;

- Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt (Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).



3.5. Thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính.

- Thủ tục đơn giản;

- Thủ tục có lập biên bản.



4. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

- Tạm giữ người;

- Tạm giữ tang vật, phương tiện;

- Khám người;

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm;

- Bảo lãnh hành chính;

- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.



5. Các biện pháp xử lý hành chính khác

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đưa vào cơ sở giáo dục;

- Đưa vào cơ sở chữa bệnh;

- Quản chế hành chính.
Về Đầu Trang Go down
 
Cuong Che Hanh Chinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHUYÊN NGÀNH :: LUẬT HÀNH CHÍNH-
Chuyển đến