Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 PHIẾM LUẬN VỀLÀM LUẬT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
ULTRA BOSS
Admin


Nam Tổng số bài gửi : 90
Age : 36
Quê Quán : Việt Nam
Registration date : 19/09/2007

PHIẾM LUẬN VỀLÀM LUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: PHIẾM LUẬN VỀLÀM LUẬT   PHIẾM LUẬN VỀLÀM LUẬT Icon_minitimeFri Oct 19, 2007 9:37 am

Làm luật là xác lập khuôn khổ cho các hành vi. Đây là một công việc hết sức hệ trọng, bởi vì nó điều chỉnh hành vi của hàng triệu con người. Các hành vi bị điều chỉnh có thể dẫn đến trật tự và thịnh vượng, nhưng cũng có thể dẫn đến rối loạn và bế tắc. Tất cả phụ thuộc vào chất lượng của công nghệ làm luật.

Công nghệ làm ô tô, máy tính... của các nước tiên tiến là những công nghệ cao. Công nghệ làm luật của họ có vẻ cũng như vậy. Vấn đề là tiếp thu công nghệ làm máy tính, ô tô thật không dễ, tiếp thu công nghệ làm luật còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, một người phải ăn kiêng thì vẫn có thể đọc thực đơn và sách dạy cách nấu các món ăn ngon, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu xem công nghệ làm luật của họ như thế nào.

Quy trình lập pháp phổ biến của thiên hạ thường có hai công đoạn: công đoạn Chính phủ và công đoạn Nghị viện. Đây là hai công đoạn với ý nghĩa khác nhau. Không phải là một việc được làm hai lần. Cơm nấu hai lần khó ngon, luật làm hai lần khó tốt. Đại loại, công đoạn của chính phủ là công đoạn hoạch định chính sách và dịch chính sách thành các quy phạm pháp luật. Công đoạn của nghị viện là công đoạn thẩm định chính sách về mặt lợi ích và thông qua thành pháp luật.

Công đoạn của Chính phủ không bắt đầu bằng việc tìm cách đưa các tên luật vào chương trình lập pháp, mà bằng việc nhận biết cuộc sống đang phát sinh vấn đề gì. Vấn đề phát sinh sẽ được nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đề ra chính sách. (Đây thường là công việc mà các bộ phải làm). Chính phủ sẽ xem xét và phê chuẩn chính sách được đề ra trước khi việc soạn thảo văn bản được bắt đầu. ở Việt Nam ta, công việc không khéo đang được tiến hành theo chiều ngược lại: việc soạn thảo văn bản xảy ra trước, việc trình Chính phủ xảy ra sau. Rủi ro của cách làm này là rất lớn. Bởi vì rằng như vậy thì chỉ còn một cách là vừa thiết kế vừa thi công, vừa soạn thảo vừa hoạch định chính sách. Chúng ta ai cũng thấy rất rõ rằng những công trình vừa thiết kế vừa thi công có chất lượng tệ hại đến mức nào. Vậy thì, cũng chớ nên tin rằng việc vừa soạn thảo vừa hoạch định chính sách có thể cho ra những sản phẩm khá hơn.

Soạn thảo văn bản pháp luật là dịch chính sách đã được phê chuẩn thành mệnh lệnh hành động. Chính sách là một chuyện, dịch chính sách đó thành mệnh lệnh để điều chỉnh hành vi là một chuyện khác. Không học về nghề soạn thảo văn bản pháp luật, về lý thuyết hành vi và lý thuyết lập pháp thì không làm được.

Thông thường các vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản, các vấn đề về chuyên môn là công việc của Chính phủ chứ không phải công việc của Nghị viện. Điều này không có nghĩa là Nghị viện không tham gia vào khâu kỹ thuật văn bản. Tuy nhiên, các uỷ ban của nghị viện mới có thể tham gia vào khâu kỹ thuật văn bản, chứ không phải là Nghị viện ở phiên họp toàn thể.

Công đoạn lập pháp ở Nghị viện các nước chia làm ba bước (còn gọi ba lần đọc), mỗi bước có đều có nghĩa lý riêng, không phải là một việc làm ba lần cho kỹ.

Bước thứ nhất, Chính phủ trình dự thảo của mình. Chính phủ làm rõ vấn đề, lý giải tại sao vấn đề không xử lý được bằng những công cụ hiện có, đưa ra chính sách để giải quyết vấn đề và trình văn bản được soạn thảo.

Bước thứ hai, Nghị viện thảo luận về chính sách do Chính phủ đề ra sau khi các nghị sĩ đã nghiên cứu dự luật và tham vấn với cử tri. Các nghị sĩ thảo luận để thông qua dự luật ở tầm chính sách. Nếu được thông qua, dự luật được chuyển đến uỷ ban tương ứng. Nếu không được thông qua, dự luật bị bác bỏ. Bước thứ hai được thiết kế không chỉ là nhằm thông qua chính sách, mà còn để gửi thông điệp cho xã hội về chính sách có thể được ban hành. Việc làm này giúp cho cử tri có thể tham gia ý kiến về dự luật.

Sau bước thứ hai, dự án luật sẽ được chuyển cho ủy ban tương ứng. Thông thường, tại uỷ ban này, tất cả các vấn đề về câu chữ, kỹ thuật còn lại sẽ được hoàn thiện. Sau khi dự luật được hoàn thiện, uỷ ban sẽ biểu quyết về dự luật đó và có báo cáo trình ra nghị viện để kiến nghị thông qua hoặc không thông qua dự luật. Thông thường khi uỷ ban đề nghị thông qua dự luật, nghị viện các nước sẽ thông qua ngay mà ít khi có thảo luận gì thêm.

Bước thứ ba, Nghị viện chính thức thông qua dự luật. Giai đoạn này rất ngắn gọn.

Với quy trình lập pháp có các công đoạn mạch lạc như trên thì các văn bản pháp luật chắc chắn sẽ có chất lượng. Thực tế cho thấy thiếu một triết lý rõ ràng, một quy trình mạch lạc, càng nhiều cơ quan được thành lập để đẩy mạnh hoạt động lập pháp, chỉ càng làm cho việc làm luật trở nên rối rắm, tốn kém mà chất lượng thì chưa chắc đã được nâng lên.

Theo Báo Người Đại biểu nhân dân
Về Đầu Trang Go down
https://k50b.forumvi.com
 
PHIẾM LUẬN VỀLÀM LUẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHUYÊN NGÀNH :: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC-
Chuyển đến