Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Toà án quốc tế

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
ULTRA BOSS
Admin


Nam Tổng số bài gửi : 90
Age : 36
Quê Quán : Việt Nam
Registration date : 19/09/2007

Toà án quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Toà án quốc tế   Toà án quốc tế Icon_minitimeWed Oct 24, 2007 11:14 am

Tòa Án Quốc Tế

LỜI TS: Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Tòa án quốc tế đầu tiên nhóm họp tại Nuremberg (Đức) để xét xử các tội phạm chiến tranh của chế độ Đức quốc xã của Hitler sau Đệ nhị thế chiến. Và những năm cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, Tòa án quốc tế đã tiến hành xét xử một số tội phạm chiến tranh, được xếp vào tội danh diệt chủng ở số vùng thuộc Liên Bang Nam Tư cũ như Serbia, Kosovo, Nam Tư, v,v…

Vai trò của Tòa án quốc tế ngày nay như thế nào giữa một bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, sự đồng thuận của các thành viên Liên Hiệp Quốc (kể cả 5 thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với tổng số 15 thành viên, kể cả các thành viên không thường trực) không còn cao, như những năm sau Đại thế chiến thứ hai, sau những thảm sát kinh hoàng của Đức quốc xã, nhất là đối với người Do Thái. Đây là vấn đề có tính thời sự quốc tế hiện nay.

Cho nên BẢN TIN LUẬT SƯ xin giới thiệu sơ bộ về tổ chức Tòa án quốc tế này, qua bài viết của TS Nguyễn Đăng Liêm, trưởng khoa Quản trị và Kinh tế quốc tế trường ĐHDL Lạc Hồng, đồng thời cũng là luật sư của Đoàn Luật sư Tp.HCM, để độc giả tham khảo.

Tổ chức Tòa án quốc tế được thành lập và hoạt động theo qui định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chương XIV từ điều 92 đến điều 96 (được các thành viên ký kết ngày 26/06/1945 ở San Francisco và có hiệu lực từ ngày 21/10/1945). Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc và hoạt động theo Qui chế Tòa án quốc tế thường trực.

Qui định việc tham gia vào Qui chế Tòa án quốc tế :

Theo Hiến chương LHQ, tất cả các thành viên LHQ là thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế. Các quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng có thể tham gia theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể do Hội Đồng Bảo An (HĐBA) đề nghị., được Đại Hội Đồng LHQ thông qua. Mỗi thành viên LHQ cam kết thi hành phán quyết của Tòa án quốc tế về vụ tranh chấp mà thành viên đó là đương sự trong cuộc. Nếu một bên thành viên không chấp hành phán quyết của Tòa án quốc tế, thì bên kia vì quyền lợi của mình, có thể khiếu nại với HĐBA và nếu thấy cần có thể kiến nghị hoặc tự quyết định các biện pháp để đảm bảo cho phán quyết này được chấp hành nghiêm túc (Đ 94 Hiến chương LHQ). Tất cả các thành viên LHQ cũng có quyền đưa các vụ tranh chấp có liên quan đến mình ra xét xữ ở các Tòa án khác theo các hiệp định hiện có giữa các bên liên quan hay do thỏa thuận của các bên, mà Tòa án quốc tế không được cản trở. Ví dụ: như việc xét xữ tập đoàn diệt chủng Pôn-Pốt ở Kampuchia sắp tới, đã có sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó có nhà nước Kampuchia và LHQ trong việc lập Tòa án xét xữ.

Tòa án quốc tế còn giữ vai trò tư vấn pháp lý cho Đại Hội Đồng và HĐBA cũng như cho các cơ quan và tổ chức chuyên môn của LHQ khi có yêu cầu.

Qui chế tổ chức hoạt động của Tòa án quốc tế :

Là cơ quan xét xữ chính của LHQ được điều chỉnh bởi một bản qui chế, qui định khá rõ ràng về tổ chức hoạt động của Toà án quốc tế.

Về tổ chức Tòa án (được qui định ở chương I Qui chế, từ điều 2 đến điều 33). Theo đó, cơ cấu tổ chức Tòa án quốc tế gồm một Hội Đồng Thẩm Phán độc lập, được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được chức vụ xét xữ cao nhất hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực công pháp quốc tế. Tòa án có biên chế 15 người (trong đó một tiểu ban nào của LHQ cũng được đưa ra quá 4 ứng cử viên và không thể có 2 công dân cùng quốc tịch một nước). Các ủy viên của Tòa án được Đại Hội Đồng và HĐBA lựa chọn những người có tên trong danh sách theo đề nghị của các tiểu ban dân tộc của Pháp Viện thường trực quốc tế. Tổng thư ký LHQ có nhiệm vụ lập danh sách theo thứ tự ABC tất cả những người được đề cử. Đại Hội Đồng và HĐBA hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử các ủy viên của Tòa án quốc tế và không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các ủy viên thường trực và không thường trực của HĐBA. Và những người được coi là trúng cử là những ứng viên được tuyệt đại đa số phiếu bầu cử cả ở Đại Hội Đồng cùng cả ở HĐBA. Trong trường hợp nếu như tuyệt đại đa số phiếu ở cả Đại Hội Đồng cũng như ở HĐBA đều chọn nhiều công dân của cùng một nước thì người được công nhận trúng cử là người có nhiều tuổi hơn. Các thành viên của Tòa án quốc tế có nhiệm kỳ là 9 năm và có thể được bầu lại, nhưng đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ có 5 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm và 5 thành viên có nhiệm kỳ 6 năm được chọn theo phương pháp rút thăm ngay sau khi trúng cử (để đảm bảo 3 năm một lần bầu thay đổi số thành viên của Tòa án quốc tế). Tòa án bầu chủ tịch và phó chủ tịch với nhiệm kỳ 3 năm và các chức vụ này có thể tái nhiệm thông qua bầu cử ở lần tiếp theo. Trụ sở của Tòa án được đặt ở La Hay (đây cũng là địa điểm tiến hành xét xữ một số tội phạm của Serbia và Nam Tư trong các cuộc nội chiến mang tính chất diệt chủng vừa qua). Nhưng Tòa án quốc tế cũng có thể tổ chức xét xử ở các địa điểm khác khi thấy cần thiết. Nhưng chủ tịch và thư ký Tòa án phải có mặt nơi Tòa án đóng trụ sở chính (tức là La Hay). Các ủy viên của Tòa có nghĩa vụ chịu sự điều hành của Tòa án trong bất kỳ thời gian nào, trừ thời gian nghỉ phép, vắng mặt do ốm đau hoặc vì các lý do chính đáng bất khả kháng khác. Ở mỗi phiên Tòa xét xữ, số lượng thẩm phán hợp lệ để tiến hành xét xữ là 9 người.

Các ủy viên của Tòa án lĩnh lương cả năm, còn chủ tịch Tòa án lĩnh phụ cấp đặc biệt cả năm, các phó chủ tịch thì lĩnh phụ cấp đặc biệt từng ngày trong thời gian thừa hành chức vụ chủ tịch. Các khỏan lương, phụ cấp, thù lao do Đại Hội Đồng LHQ ấn định. Còn lương của thư ký thi do Tòa án đề xuất và Đại Hội Đồng xét duyệt.

Về quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa án quốc tế : (được qui định từ điều 34 đến điều 38 Qui chế TAQT).

Tòa án quốc tế chỉ chấp nhận pháp nhân quốc gia (tức là một nước) mới có thể là các bên trong một vụ việc tranh chấp hay khởi kiện; có thể đòi hỏi các tổ chức quốc tế công khai khác cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ việc mà Tòa án đang xem xét hoặc giải quyết. Tòa án là cơ quan xét xữ quốc tế của các thành viên LHQ Việc xét xữ có liên quan đến các thành viên khác ngoài qui chế Tòa án quốc tế, do Hội đồng Bảo An xem xét và quyết định. Và khi có một nước không phải là thành viên LHQ lại là một bên trong vụ việc do Tòa án quốc tế thụ lý và xét xữ, thì Tòa án có quyền qui định số tiền “án phí” mà thành viên ngoài LHQ đó có nhiệm vụ phải đóng góp cho Tòa.

Tòa án quốc tế có quyền xem xét tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Thẩm quyền này còn điều chỉnh cả trên các lĩnh vực : giải thích hiệp ước; các vấn đề bất kỳ của Công pháp quốc tế; các vi phạm nghĩa vụ quốc tế,v.v…

Nhiệm vụ của Tòa án quốc tế (theo điều 38 Qui chế TAQT) là giải quyết tất cả các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án trên cơ sở Công pháp quốc tế và các căn cứ pháp lý hay thực tiễn khác như :

1. Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã qui định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.

2. Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những qui phạm pháp luật.

3. Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.

4. Các nghị quyết xét xữ (mang tính chất kinh nghiệm án lệ quốc tế) và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín nhất về luật pháp quốc tế của các nước khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác xét xữ của Tòa án quốc tế.

Các nhiệm vụ của Tòa án quốc tế cũng có thể được thực hiện trên cơ sở quyền giải quyết vụ việc và xác định thực tiễn (ex aequo et bono) của Tòa án khi được các bên thừa nhận vô điều kiện (ifso facto).
Về Đầu Trang Go down
https://k50b.forumvi.com
Admin
ULTRA BOSS
Admin


Nam Tổng số bài gửi : 90
Age : 36
Quê Quán : Việt Nam
Registration date : 19/09/2007

Toà án quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: <TIẾP>   Toà án quốc tế Icon_minitimeWed Oct 24, 2007 11:15 am

Thủ tục xét xữ của Tòa án quốc tế : (được qui định từ điều 39 đến điều 64 của Qui chế TAQT).

Ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Tòa khi xét xữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhưng khi có yêu cầu của một trong các bên trong vụ việc tranh chấp được thụ lý, thì Tòa án có thể cho sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi nghị quyết của Tòa án được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, thì Tòa án sẽ xác nhận văn bản nào trong hai văn bản đó được xem là văn bản chính thức.

Các vụ việc khởi kiện hoặc khởi tố tại Tòa, phải gữi cho thư ký Tòa án. Thư ký Tòa có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các bên hữu quan và báo cáo với Tổng Thư ký LHQ để thông báo cho các thành viên LHQ. Nếu có cơ sở cần thiết từ các tình tiết của vụ việc được đưa ra xét xữ, Tòa án có quyền nêu rõ những biện pháp tạm thời cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên; các biện pháp được đề xuất này phải được chuyển đến các bên liên quan và đến HĐBA.

Các bên trong vụ kiện có thể phát biểu thông qua đại diện của mình, có quyền sử dụng sự giúp đỡ của luật sư, trạng sư. Những người đại diện, luật sư, trạng sư được sử dụng quyền ưu đãi và bất khả xâm phạm cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Tòa. Thủ tục xét xữ bao gồm: thủ tục viết và thủ tục nói như tại các toà án thông thường khác ở các nước. Mọi giấy tờ của một trong các bên đệ trình lên Tòa án phải được sao y chuyển cho phía bên kia để biết. Tòa án quốc tế áp dụng nguyên tắc xét xữ công khai, trừ một số trường hợp có quyết nghị khác của Tòa hoặc theo yêu cầu khác của các bên, Tòa có thể họp xét xữ kín. Biên bản ghi chép trong quá trình xét xữ được xem là văn bản chính thức của Tòa và là cơ sở để đưa ra quyết nghị của Tòa đối với vụ việc tranh chấp.

Trong trường hợp một bên trong vụ kiện vắng mặt tại Tòa hoặc không đưa ra lý lẽ gì để bảo vệ mình, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án có lợi thế cho mình. Tòa án có quyền ra quyết định theo thỉnh cầu này, nhưng phải trên cơ sở thực tế và pháp lý khách quan, đầy đủ.
Việc nghị án được thực hiện bằng các phiên họp kín, không công khai; đảm bảo nguyên tắc các thẩm phán bỏ phiếu và quyết định theo đa số phiếu. Trường hợp ngang bằng phiếu, thì phiếu của chủ tịch hoặc thẩm phán thay thế chủ tịch được ưu thế quyết định.
Bản quyết nghị của Tòa có ghi tên các thẩm phán thông qua quyết nghị và phải được chủ tịch và thư ký Tòa án ký.

Tòa án chỉ có thể họp xét xữ phúc thẩm, khi có phát hiện tình tiết mới và tình tiết mới này được xác định. Yêu cầu phúc thẩm phải được công bố trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng kể từ khi phát hiện ra các tình tiết mới. Không có bất cứ yêu cầu phúc thẩm nào được chấp nhận sau 10 năm kể từ thời điểm ra quyết nghị.

Từng quốc gia thành viên LHQ, kể cả quốc gia không phải thành viên có quyền yêu cầu tham dự phiên Tòa xét xữ, nếu thấy có liên quan đến quốc gia mình.

Tòa án quốc tế cũng có quyền đưa ra những ý kiến, những kết luận tư vấn :

Tòa án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp lý bất kỳ nào theo yêu cầu của một cơ quan bất kỳ theo qui định của Hiến chương LHQ, các vấn đề yêu cầu có thể được trình lên Tòa án bằng đơn trình bày chính xác vấn đề yêu cầu kết luận, có thể kèm theo tất cả các tài liệu có thể dùng để làm sáng tỏ vấn đề. Thư ký Tòa án có trách nhiệm nhanh chóng thông báo về đơn yêu cầu kết luận tư vấn cho tất cả các nước có quyền tham gia vào Tòa án.

Tòa án đưa ra kết luận tư vấn của mình trong phiên họp công khai đã được báo trước cho Tổng Thư Ký LHQ, và các đại diện của các thành viên của LHQ trực tiếp có liên quan và cho đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế khác./.
Về Đầu Trang Go down
https://k50b.forumvi.com
honey1907
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
honey1907


Tổng số bài gửi : 30
Registration date : 09/10/2007

Toà án quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Hic!Buồn thiệt đó   Toà án quốc tế Icon_minitimeWed Dec 19, 2007 5:17 pm

Toi nghiep chu' Dan qua!post bai nhiet tinh thia' ma` chang co phan hoi gi ca! dao nay forum e' am qua' ta!

Đúng là mọi chuyện không được như tui mong đợi, nhưng dù thế nào cái forum này cũng ra đời và ít nhiều nó cũng có lý do để tồn tại và tui sẽ cố để nó không chết yểu vì thiếu bài. Cũng mong các bác ủng hộ cho.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Toà án quốc tế Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Toà án quốc tế   Toà án quốc tế Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Toà án quốc tế
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CHUYÊN NGÀNH :: LUẬT QUỐC TẾ-
Chuyển đến